By do hieu,
09:51:33 9/11/2023
Phân bón Đầu Trâu đã không còn xa lạ với những người nông dân Việt Nam từ trước đến nay. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ công dụng và cách sử dụng loại phân này để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Và hôm nay, Trung Thái sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tác dụng và cách dùng phân NPK đầu trâu tốt nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
21502416(1)

1. Tác dụng tuyệt vời mà phân bón Đầu Trâu mang lại

Phân bón Đầu Trâu bao gồm các thành phần chính là lân hữu hiệu, đạm, kali, sắt, kẽm,… Loại phân bón này được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc nhiều giống cây trồng khác nhau, nhờ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như sau:
1.1. Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây
Bất cứ cây trồng nào cũng cần bổ sung dưỡng chất cần thiết mới có thể lớn lên, khỏe mạnh. Phân bón đầu trâu chính là một nguồn dinh dưỡng mà bạn không nên bỏ qua, nếu muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn có khả năng tăng đề kháng để cây ngăn ngừa và chống lại sự tàn phá của sâu bệnh hại. Trên thực tế, đã có rất nhiều người bón NPK đầu trâu và cho những phản hồi tích cực về hiệu quả của sản phẩm.
1.2. Phân bón NPK đầu trâu tăng năng suất cây trồng
Phân bón đầu trâu NPK là sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu kỹ lưỡng và trải qua nhiều lần thực nghiệm. Nó giúp tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, tăng độ phì nhiêu của đất và tiết kiệm chi phí sản xuất. Sử dụng phân đầu trâu thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về việc bón ít phân đi mà làm giảm năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản còn tăng lên, nếu bạn chăm bón đúng thời điểm và kỹ thuật.
1.3. Giảm thất thoát lượng phân bón hiệu quả
So với những loại phân thông thường, phân bón gốc NPK đa năng đầu trâu giúp giảm thất thoát phân hiệu quả. Từ đó, giảm lượng phân bón đáng kể, tiết kiệm chi phí cho người dân mà vẫn đảm bảo năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Nhằm tối ưu công dụng này, bạn nên kết hợp bón phân với hệ thống tưới nhỏ giọt cho khu vườn của mình.
1.4. Góp phần giảm ô nhiễm môi trường đất và nước
Hiện nay, có rất nhiều người vì muốn nhanh chóng thu hoạch nông sản nên đã lạm dụng phân bón hóa học. Điều này khiến cho môi trường đất và nguồn nước mất cân bằng, bị ô nhiễm nặng nề. Trong khi đó, phân bón NPK đầu trâu với các thành phần lành tính góp phần giảm tác động đến nguồn đất, nước nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có nhiều cửa hàng bày bán sản phẩm phân đầu trâu kém chất lượng cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên, các bạn hãy tìm hiểu cẩn thận trước khi mua và sử dụng cho cây trồng của mình.

2. Hướng dẫn cách sử dụng phân bón đầu trâu NPK hiệu quả

Phân bón NPK đầu trâu chất lượng sẽ mang lại những công dụng tuyệt vời như trình bày ở trên. Với điều kiện bạn phải sử dụng nó đúng cách, đúng liệu lượng và đúng thời điểm thì mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
2.1. Bón phân đầu trâu NPK đúng thời điểm, đúng liệu lượng
Về liều lượng, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Còn về thời điểm, mỗi giống cây trồng sẽ có những thời điểm bổ sung phân bón thích hợp, không phải lúc này cũng bón được. Như đối với cây ăn quả, bạn nên bón phân đầu trâu NPK vào giai đoạn cây nảy mầm và sau khi thu hoạch.
Giai đoạn cây nảy mầm: Cây cần có nhiều dưỡng chất để phát triển rễ, kích thích việc ra hoa.
Giai đoạn sau khi thu hoạch: Cây cần được bổ sung thêm một lượng đạm, lân, kali,… để phục hồi và tiếp tục tạo ra đợt trái sau.
Riêng với cây lúa thì các kỹ sư nông nghiệp khuyên người nông dân nên bón phân NPK đầu trâu thành 3 đợt là sau khi gieo hạt 8 – 10, sau khi gieo 18 – 22 ngày và lúc tim đèn xuất hiện. Lý do vì sao?
Sau khi gieo hạt 8 – 10 ngày: Cây lúa cần được hấp thụ chất dinh dưỡng để kích thích mau lớn.
Sau khi gieo lúa 18 – 22 ngày: Phân đầu trâu giúp cây có đủ dưỡng chất để phát triển chồi.
Khi tim đèn xuất hiện: Nhằm giúp lúa có đủ dưỡng chất thụ tinh và tạo nên bông lúa to, nhiều hạt.
2.2. Bổ sung phân bón NPK đầu trâu cho cây trồng đúng cách
Bên cạnh việc chú ý đến thời điểm và liệu lượng phân bón NPK đầu trâu, bạn phải tiến hành bón đúng kỹ thuật mới nâng cao năng suất cây trồng. Đầu tiên, bạn cần xác định xem cây có đang ở trạng thái hút dinh dưỡng tốt không. Nếu cây đang bị tổn thương hoặc chịu ảnh hưởng từ tác động của môi trường thì sẽ khó hấp thụ phân bón, bạn không nên bón vào lúc này để tránh gây lãng phí. Tùy thuộc vào từng đặc điểm của đất và cây trồng mà cần có sự điều chỉnh phù hợp.
Đất bị phèn: Trước khi bón phân đầu trâu cần thực hiện ép phèn.
Đất nhiễm mặn: Cần rửa mặn xong rồi mới rắc phân và hạn chế cố định lân.
Đất cát: Bón phân thành 4 đợt và nên tăng thêm số lượng phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Đất không bằng phẳng: Bón nhiều phân ở phía trên cao, chỗ thấp thì rắc ít hơn.
Cây trồng có bộ rễ lớn: Khi bón phân cần băm đất, rắc phân, lấp đất và tưới nước trong phạm vi của rễ cây.

Bài viết liên quan

Mùa vụ trồng rau ở miền Nam theo các tháng Chọn đất trồng khoai tây tại nhà cho củ to như ngoài ruộng Nguyên nhân và giải pháp bệnh cháy lá bắp cải ĐẤT TRỒNG BỊ MỐC TRẮNG, BỊ RẾP VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG CÓ MẦM BỆNH Trồng rau sạch hữu cơ: 4 bước rất đơn giản ai cũng làm được QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỚT NGỌT