ĐẤT TRỒNG BỊ MỐC TRẮNG, BỊ RẾP VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG CÓ MẦM BỆNH
Trong trồng trọt đất trồng luôn là yếu tố quyết định cho việc sinh trưởng và phát triển của cây, đất tốt thì mới cho năng suất cao. Tuy nhiên do một số nguyên nhân mà đất trồng lại bị mốc trắng làm gây hại trực tiếp đến cây trồng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này chúng ta cùng theo dõi qua bài viết đất trồng bị mốc trắng và những cách xử lý khi đất trồng bị nấm mốc ngay dưới đây nhé!
1. Tổng quan về bệnh đất trồng bị mốc trắng
1.1. Làm sao để biết đất trồng bị mốc trắng
Đất trồng bị nấm mốc, sâu bệnh tấn công là tình trạng không còn quá xa lạ đối với người dân, tuy nhiên họ vẫn luôn đau đầu và lo lắng làm sao để loại trừ được tình trạng nấm bệnh này ở đất, nhất là đất bị mốc trắng, bởi đây là một loại nấm phổ biến mà đất trồng dễ mắc phải và gây hại cho ngành trồng trọt nhất.
Bằng mắt thường ta có thể thấy khi đất trồng bị những đốm trắng xung quanh hoặc là những màng trắng giăng từng mảng đất trồng đồng thời càng ngày càng lan rộng ra các khu vực đất khác thì đất trồng đó chính là đang bị nấm mốc trắng tấn công và cần phải can thiệp kịp thời nếu không sẽ gây hại không nhỏ đến công tác trồng trọt của người dân.
1.2. Đặc điểm của nấm mốc gây bệnh trong đất trồng
Nấm bệnh nói chung và mốc trắng gây bệnh trong đất trồng nói riêng đều có những đặc điểm và cơ chế hoạt động chung để bám vào đất sinh trưởng và gây hại cho cây trồng.
Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh tạo thành một tập thể nhiều sợi nấm phát triển thành tản nấm và trở thành thể dinh dưỡng của nấm. Chiều rộng của một sợi nấm dao động từ 0.5 – 100µm còn chiều dài sẽ tùy thuộc điều kiện dinh dưỡng và tùy vào từng loại nấm khác nhau. Sợi nấm không có màng ngăn được gọi là đơn bào, còn sợi nấm có nhiều ngăn thì được gọi là đa bào.
Đặc điểm của nấm mốc gây bệnh trong đất trồng
Thời gian nấm mốc có thể tồn tại trong đất rất lâu kể cả không có cây khí chủ, chúng sinh tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trắng và những bào tử có vách dày ở đất hay trên tàn dư của cây trồng.
Khi nấm xâm nhập vào đất, gây hại cho cây trồng làm cho rễ và các mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà cây sẽ ngày càng vàng vọt, còi cọc và chết.
Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là từ 25 – 30 độ, độ PH thích hợp cho nấm là 6 – 6.5. Vậy với điều kiện khí hậu nước ta sẽ rất phù hợp để nấm sinh sôi và phát triển.
1.3. Một số bệnh do đất trồng bị nấm mốc gây nên
Khi xuất hiện nấm bệnh trong đất trồng thì chắc chắn cây trồng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí là ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ mùa. Những căn bệnh phổ biến mà nấm gây ra như:
- Chết cây con và thối rễ: do bào tử của một số nấm tồn tại trong đất, bào tử lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc nước tưới cây.
- Bệnh ở rễ, thân, lá và quả ở các cây lâu năm: Do bào tử hậu ở một số nấm, sợi nấm có trong tàn dư cây bệnh vào bào tử trong đất, bào tử lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc nước tưới cây.
- Thối gốc, héo nhanh: Do bào tử hậu pử một số loại nấm, sợi nấm có trong tàn dư cây bệnh vào bào tử trong đất, bào tử lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc nước tưới cây.
Một số bệnh do đất trồng bị nấm mốc gây nên
- Thối thân và quả: Do hạch nấm lớn thường xuất hiện trên đồng ruộng.
- Thối gốc thân: Do hạch nấm tròn, nhỏ thường xuất hiện trên đồng ruộng.
- Chết cây non, thối rễ và thối thân: Do hạch nấm và sợi nấm điển hình trên tàn dư cây bệnh tồn tại trong đất, hạch nấm thuộc một số loại trên đồng ruộng, còn sợi nấm phân nhánh vuông góc trong mẫu cấy trên môi trường khi phân lập giám định.
1.4. Thuốc trừ nấm mốc trong đất
Để ngăn chặn kịp thời khi nấm bệnh nói chung và mốc trắng nói riêng khi chúng đang hoành hành trên mảnh đất của bạn và đang phá hoại đến sự sống của cây trồng thì cách nhanh và hữu hiệu nhất là dùng thuốc trừ nấm bệnh sinh học.
Thuốc trừ nấm bệnh sinh học sẽ giúp cho đất vườn giảm tình trạng nấm bệnh và xử lý tốt các chủng loại gây bệnh trong đất như Phytophthora hay Fusarium nhờ cơ chế đối kháng, sẽ hiệu quả hơn so với thuốc hóa học bởi nếu sử dụng thuốc hóa học trong thời gian dài sẽ chỉ làm cho nấm bệnh trong đất ngày càng tăng.
Để sử dụng thuốc trừ nấm bệnh sinh học ta cần phải cải tạo và bổ sung thêm chất hữu cơ cho đất thì khả năng phòng và trị bệnh có thể lên đến 6 tháng.
Trong đất dễ bị gây bệnh do hai loại nấm Phytophthora hay Fusarium chúng xâm nhập khi môi trường đất có độ PH kém. Vì vậy khi đất có độ PH ổn định, đất tơi xốp và thoáng khí thì loại nấm này sẽ ngừng phát triển để nhường chỗ cho vi khuẩn có lợi, do đó việc sử dụng thuốc trừ nấm bệnh sinh học là hiệu quả nhất hiện nay.
Chế phẩm vi sinh trừ nấm mốc chuyên dùng
Thuốc trừ nấm sinh học hay còn gọi bằng một cái tên khác là chế phẩm vi sinh trừ nấm nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất và trong đó có nấm trắng, theo nghiên cứu về thuốc trừ nấm sinh học thì chủng vi sinh Chaetomium và Trichoderma có thể loại trừ được đa số các loại nấm bệnh trong đất. Và nên sử dụng để tưới trước và sau mùa mưa hai lần để hạn chế nhất có thể tình trạng nấm xâm hại đến cây trồng.
2. Đất trồng bị rếp nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
2.1. Đặc điểm gây hại của đất trồng bị rếp
Rết trong đất trồng có thể ăn đi những bộ phần ngầm của cây trồng như: thân, rễ con,… Từ đó làm thiệt hại nặng cho cây trồng của nhà nông. Nếu như mật độ rếp trong vườn quá cao sẽ khiến cho các cây con có thể bị chết hoặc sinh trưởng kém. Từ đó, làm giảm năng suất cũng như chất lượng cho hoa màu.
Triệu chứng gây tác hại của đất đồng bị rếp thường có triệu chứng như: dòi đục thối rễ, lở ở cổ rễ,.. Cây trồng thường xuyên có dấu hiệu còi cọc, cây bị biến dạng, hệ rễ kém. Đây là một số đặc điểm mà bạn có thể dựa vào đó để nhận dạng.
2.2. Cách phòng trừ đất trồng bị rếp
Để giảm thiểu tình trạng rếp trong đất trồng thì bà con nông dân cần lưu ý:
- Làm đất thật kỹ, cày thân sâu để có thể nghiền nát được rếp lẩn trốn trong đất.
- Trồng những loại cây có giống tốt, khỏe mạnh và bộ rễ phát triển để chống lại rếp.
- Thường xuyên bón phân, cân đối cho cây để gia tăng sức chống chịu mầm bệnh gây hại.
- Thường xuyên phủ vôi bột xử lý đất trồng trước khi canh tác.
- Bạn nên luân canh với các cây trồng ít mẫn cảm như: hành lá, cà rốt, hành tây,..,để giảm tình trạng đất trồng bị rếp.
3. Cách chăm sóc và phòng tránh mầm bệnh trong đất
Chăm sóc đúng cách, phòng tránh kịp thời luôn là phương pháp hữu hiệu để tránh nấm mốc xâm hại đất và làm hại gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc và phòng tránh nấm bệnh trong đất mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Xúc bỏ nấm mốc ở đất
Khi bạn phát hiện ra nấm mốc trên bề mặt đất, đơn giản là ta có thể xúc phần đất bị nấm ở bề mặt đất đi, nhưng vậy bạn sẽ hạn chế được nấm mốc phát triển và ngăn chặn nấm bệnh sẽ gây hại cho cây, tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với trường hợp lượng nấm mốc ít và chưa lan ra diện tích rộng.
3.2. Để cho đất khô
Đây cũng là cách dựa vào đặc tính của nắm mà ngăn chặn, bởi khi đất ẩm và nhiệt độ ấm thích hợp sẽ khiến cho nấm phát triển mạnh, vì vậy ta nên để cho đất khô, đối với những cây cần độ ẩm cao thì bề mặt của đất lúc này cũng để để khô ráo để tránh sự phát triển của nấm.
3.3. Cho chất chống nấm mốc vào đất
Các bào tử của nấm có khả năng lây lan trong đất và dễ dàng qua lại khi ta đã diệt trừ trước đó, vì vậy nên sử dụng chất chống nấm vào đất để ngăn ngừa sự quay lại và phát triển của nấm. Bạn có thể sử dụng quế, muối nở, giấm táo rắn lên bề mặt đất để chống được nấm gây hại cho cây.
3.4. Giữ sạch đất
Trong quá trình chăm sóc ta nên dọn dẹp tất cả các thứ trên bề mặt đất như cành là mục để tránh tạo môi trường và điều kiện cho nấm mốc phát triển, đồng thời cắt tỉa cây khi cần thiết.
3.5. Chọn giống
Chọn giống kháng thể tốt cũng là cách ngăn chặn nấm mốc
Khi chọn giống cây trồng ta nên chọn giống tốt giống kháng, nên cẩn thận tránh những giống cây mang mầm bệnh ( Giống cây lấy từ ruộng) và xử lý hạt giống bằng cách ngâm nước nóng 50 độ trong 25 phút.
3.6. Mật độ trồng cây vừa phải
Ta nên trồng cây với mật độ vừa phải không quá dày và tạo thành các rãnh trồng để tiện theo dõi phát hiện ra cây bệnh kịp thời để loại bỏ, chăm sóc và bớt độ ẩm khi lá giao tán.
3.7. Bón phân
Bón phân cũng là một cách giúp đất tốt và tơi xốp hơn từ đó tạo độ thoáng khí cho đất giúp ngăn chặn những nấm gây hại và tăng cường những vi sinh lợi khuẩn giúp cây phát triển tốt hơn. Ta nên dùng vôi trước khi trồng và sử dụng phân hữu cơ hoai mục có nhiều vi sinh đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh đồng thời tránh bón đạm quá nhiều.
3.8. Nơi đất trồng cây đủ gió và ánh sáng
Nơi có ánh sáng tốt và lượng gió thổi nhè nhẹ là nơi thích hợp nhất để khống chế nấm bệnh phát triển. Vì vậy việc lựa chọn vị trí đất để trồng cũng rất quan trọng trong việc trồng trọt.
3.9. Giữ sạch cho cây trồng
Cây trồng cần phải đảm bảo không bị nấm đất, không bị sâu bệnh, sau đợt rụng lá nên dọn dẹp và tưới tắm cho cây cẩn thận để cây luôn sạch như vậy thì nấm bệnh sẽ còn cơ hội xâm nhập nữa.
Đất trồng bị nấm mốc nói chung và bị mốc trắng nói riêng là vấn đề chúng ta luôn gặp phải trong quá trình trồng cây. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm kiến thức tình trạng này cũng như có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nấm mốc trong đất.