Mô hình cây ca cao khép kín của người nông dân xứ “Cát”

By do hieu,
01:16:06 28/12/2023

Thị trấn Phước Cát là một trong những địa phương tại huyện Cát Tiên có diện tích chuyển đổi cây trồng lớn, từ những vườn điều năng suất không cao, một phần do thời tiết, một phần do điều già cỗi, thì việc tiếp cận các dự án cùng với tư duy phát triển kinh tế vườn đồi của người dân khi tìm hiểu thị trường, bà con nông dân nơi đây đã chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác, phù hợp với điều kiện chăm sóc, đầu tư mà cho hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích. Trong đó, nổi bật là cây ca cao. Từ việc trồng cây ca cao, người nông dân còn tận dụng tất cả các chế phẩm từ cây ca cao để nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập như lá để chăn nuôi dê, cơm của trái ca cao dùng để nấu rượu ca cao, hạt tạo ra sản phẩm sữa, vỏ trái dùng làm phân hữu cơ…

Trong số 20,9 ha ca cao được chuyển đổi tại thị trấn Phước Cát, gia đình anh Trần Đức Tuyết có diện tích khoảng 3 sào. Từ chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Lâm Đồng, anh Tuyết bắt đầu trồng ca cao năm 2007. Qua quá trình trồng và liên kết, đến nay, anh đã mạnh dạn bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng với giá 6.000 – 6.500 đồng/kg trái ca cao tươi.

Anh Tuyết chia sẻ, trồng cây ca cao cho hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc. Bình quân, một năm anh thu từ 9 – 10 tấn trái, phun thuốc vào các thời điểm giao mùa để hạn chế sâu bệnh hại. Hiện tại, vườn nhà anh cũng như vườn của bà con nông dân ở đây đang sừ dụng các loại giống: ĐT3, ĐT5, ĐT6. Điều đặc biệt, anh Tuyết đã sử dụng nước cốt của cơm trái ca cao để nấu rượu. Cứ 1 tấn trái ca cao cho ra 25 lít nước cốt. Ngoài ra, anh còn nuôi 8 con dê, dùng lá ca cao để làm thức ăn.

Anh Tuyết trao đổi cách chăm sóc ca cao khi cây ra trái và Dê nuôi tại vườn nhà cho ăn lá ca cao

Sáng kiến đi liền với sáng tạo, không giấu cho riêng mình mà anh Tuyết luôn sẵn sàng cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, trao đổi kiến thức cả về kinh nghiệm lẫn kỹ thuật tìm hiểu được cho bà con nông dân tại địa phương, bao tiêu sản phẩm mọi thời điểm, mong muốn ai cũng được làm giàu và biết làm giàu trên mảnh đất của mình./.

Lê Thị Hiệp – Cát Tiên

Bài viết liên quan

GIÁ NÔNG SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP LÂM ĐỒNG THÁNG 3 Mùa vụ trồng rau ở miền Nam theo các tháng 8 công nghệ tối ưu quy trình chăn nuôi Giá nông sản và vật tư tỉnh Lâm Đồng tháng 12/2023 Giá nông sản và vật tư tỉnh Lâm Đồng (từ ngày 22/11 – 29/11/2023) Giá nông sản và vật tư tỉnh Lâm Đồng tháng 11/2023