Nông sản
Nông sản

BÔNG ATISO TƯƠI ĐÀ LẠT

Có nhu cầu tìm mua sản phẩm ?

Liên hệ ngay

Xuất xứ: Đà Lạt

Quy cách: bông

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

Sử dụng: Chế biến món ăn, nấu nước uống

Tổng quan

Atiso tươi Đà Lạt với tên khoa học là Cynara Scolynus Lour, được người Pháp đưa về Việt Nam trồng từ rất lâu và được trồng chủ yếu ở Sapa, Đà Lạt. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cho biết hàm lượng Cynarine có trong các bông atiso Đà Lạt là cao nhất Việt Nam, đây là hợp chất có công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Do đó, atiso được mệnh danh là “thần dược” và đặc biệt tốt cho gan, cả Đông y và Tây y đều ca ngợi loại thực phẩm này.

Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Atiso tươi Đà Lạt
Xuất xứ: Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam.

Atiso tươi Đà Lạt là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ châu Âu, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân cao, thẳng và cứng. Các bộ phận của cây atiso đều được con người tận dụng một cách triệt để. Hoa và cụm lá atisô dùng làm rau ăn, nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Món canh Atiso hầm giò heo này cũng vinh dự lọt vào danh sách Top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011 – 2016) do Hội kỷ lục gia Việt Nam công bố. Lá atisô và các chế phẩm chiết xuất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Ngoài cao atiso lỏng, rễ và lá còn được dùng làm trà túi lọc.
Có 2 loại atiso phổ biến:
– Loại thứ nhất thường dùng làm trà hoặc phơi khô: Bông nhọn, cánh dài chìa ra bên ngoài, màu tím, vị đắng, cánh mỏng và ít cơm.
– Loại thứ hai thường được dùng để ăn tươi: Bông to tròn, các cánh úp vào tạo thành búp, cánh màu xanh khi bông còn non vừa chín tới gốc lá có màu tím nhẹ. Cơm dày khi nấu ra nước ngọt, ít đắng ăn rất mát và bổ dưỡng.

Về thành phần và công dụng của atiso tươi Đà Lạt
Trong Atisô chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri,… với những thành phần đặc biệt có trong atiso đã giúp con người hỗ trợ điều trị cholesterol cao, giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường chức năng thận, giúp ngăn ngừa sỏi mật, hỗ trợ điều trị thiếu máu, hạ huyết áp và đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả.

Cách bảo quản Bông Atiso tươi:
Cắt rời bông và cuống atiso, sau đó bọc bằng màn thực phẩm rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với cách này, có thể bảo quản atiso trong 20 ngày. Nếu kĩ hơn, hãy gói atiso trong giấy báo rồi đựng trong một hộp nhựa và đậy kín.
Khi không dùng tủ lạnh, có thể bảo quản atiso trong vòng 5 ngày khi để ở nơi mát mẻ, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và nơi ẩm mốc.
Hoặc có thể chế biến sơ atiso rồi cho vào ngăn đá để dùng dần cho đến hết.

Cách hấp atiso mà vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng
Bước 1: Rửa sạch hoa atiso bằng nước lạnh và dùng ngón tay rửa thật kĩ các bẹ của bông atiso. Sau đó dùng khăn để thấm ướt
Bước 2: Cắt bỏ cuống của atiso nhưng chừa lại 2,5cm để lúc hấp có thể dựng đứng bông atiso, cuống atiso rất đắng nên bạn có thể cắt bỏ hoàn toàn
Lột bỏ các lá nhỏ và xơ ở phía dưới bông atiso
Cắt bỏ 2,5cm ở phần chóp của atiso rồi dùng chanh xoa lên mặt vừa cắt của atiso để tránh bị oxy hóa
Bước 3: Đun nước cho sôi, sau đó vắt chanh và bỏ muối vào và đun sôi thêm 1 phút
Bước 4: Tiếp đó, xếp atiso vào rổ hấp rồi hấp tầm 30 – 35 phút cho chín rồi vớt ra thưởng thức.